Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phía Bắc đã bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm 2014 cho các trường ĐH, CĐ. Theo thống kê ban đầu của các Sở GD&ĐT, tổng số hồ sơ dự thi ĐH, CĐ của thí sinh năm nay giảm mạnh.Hướng dẫn về ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng
Cũng như mọi năm, tỉnh Thanh Hóa vẫn là tỉnh có số lượng hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ khá đông. Theo đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa, năm 2014, tỉnh có 48.958 hồ sơ dự thi, giảm 14.211 hồ sơ so với năm 2014, trong đó riêng hồ sơ dự thi ĐH chiếm 95,18% (46.599 hồ sơ); CĐ chỉ chiếm 4,82% (2.359 hồ sơ).xét tuyển sơ tuyển hồ sơ vào đại học chính quy 2015
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm 2014 có 152.084 hồ sơ dự thi, giảm 10.000 hồ sơ so với năm ngoái; tỉnh Thái Bình nhận được 35.785, giảm khoảng 8.000 hồ sơ so với năm 2013; tỉnh Vĩnh Phúc, tổng số hồ sơ nhận được là 14.335, giảm 5.019 hồ sơ (19,2%) so với năm 2013; TP Hải Phòng giảm 6.000 hồ sơ; tỉnh Phú Thọ giảm 4.000 hồ sơ; tỉnh Ninh Bình giảm khoảng 3.000 hồ sơ...Xét tuyển không điểm sàn Đại học và Cao đẳng 2014
Bàn giao hồ sơ ĐH, CĐ khu vực phía Bắc ngày 9/5
Hướng dẫn đăng ký dự tuyển:ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN (ONLINE)Sở GD&ĐT trong cả nước sẽ bàn giao hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ về các trường đại học.Mẫu hồ sơ xét tuyển riêng đại học hệ chính quy năm 2014
Tại tỉnh Thanh Hóa theo ông Nguyễn Văn Long, trưởng phòng Giáo dục Chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Thanh Hóa) cho biết, so với năm 2014, số lượng hồ sơ đã giảm 14.000 (năm 2014 giảm gần 16.000 so với 2013), năm nay toàn tỉnh nhận được 49.000 hồ sơ đăng ký dự thi, trong đó hồ sơ cao đẳng là gần 2.400 (chiếm 4, 8%) và đại học 46.600 (chiếm 95,2%).Xét tuyển-Nâng cấp bằng cấp quốc gia
Tư vấn trực tuyến: “Xét tuyển chương trình cử nhân CHÍNH QUYCũng theo ông Long, với khoảng 40.000 học sinh tốt nghiệp THPT năm 2014 nhưng chỉ có 49.000 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng (như mọi năm mỗi học sinh có thể làm từ 2 hồ sơ trở lên), như vậy có thể thấy rõ việc phân luồng học sinh đã được thực hiện rất tốt.
Số em tốt nghiệp đi kiếm việc làm luôn khá nhiều, đa phần là do cả học sinh và gia đình không cố cùng kiếm tấm bằng đại học.
THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐĂNG KÍ NGUYỆN VỌNG 2 CHO THÍ SINH DỰ THI ĐẠI HỌC NĂM 2015 Trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng bày tỏ, lượng hồ sơ như vậy đó cũng có thể do một phần các em lượng sức mình, hiểu được nhu cầu việc làm thông qua việc công khai số lượng sinh viên ra trường đang thất nghiệp của Sở năm vừa qua với 25.000 người đã qua đào tạo chưa có việc làm.xét tuyển đại học hệ CQ năm 2014 - 2015 Học bạ cấp 3
Năm nay tại Thanh Hóa, top 10 trường được thí sinh lựa chọn nhiều nhất theo thứ tự: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Hồng Đức, Đại học Nông nghiệp, Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Học viện Tài chính, Đại học Y Thái Bình, Đại học Tài nguyên môi trường, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Giao thông vận tải Hà Nội.
Theo đó, chỉ 10 trường nêu trên đã chiếm 44,3% hồ sơ đăng ký dự thi trong tổng số 290 trường đại học.
Tại Hà Nội, ông Ngô Văn Sự, phó trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, năm nay thành phố có 152.000 hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng, giảm hơn 10.000 so với năm trước.
Tỷ lệ hồ sơ đăng ký dự thi vào các ngành nghề tương đương năm ngoái. Các khối kinh tế, tài chính, nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Hướng dẫn làm hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 (NV2) ĐH, CĐ 2015 Trường có hồ sơ cao nhất là Đại học Công nghiệp Hà Nội với 8.100 bộ, tiếp đến là Đại học Kinh tế Quốc dân với hơn 6.000 hồ sơ, tiếp đến là Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.
Theo ông Sự, dù đã được cảnh báo về số lượng dư thừa nguồn nhân lực các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, thí sinh vẫn đăng ký dự thi vào nhóm ngành này với số lượng khá cao.
Tại các tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc, ghi nhận chung cũng cho thấy lượng hồ sơ giảm mạnh. Cả tỉnh Tuyên Quang chỉ có 6.668 hồ sơ ĐKDT, giảm gần 50% so với năm trước. Tại tỉnh Hòa Bình, tổng cộng cũng chỉ có 6.300 hồ sơ, giảm 30% so với năm trước. Lượng hồ sơ giảm ở tất cả các trường, nhiều trường không có thí sinh đăng ký; thậm chí chỉ có duy nhất 1 thí sinh ở Hòa Bình đăng ký dự thi vào trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.
Tương tự, tại tỉnh Yên Bái, tổng số hồ sơ là 7.100, giảm 30% so với năm trước. Lý giải về sự sụt giảm hồ sơ này, đại diện sở GD&ĐT Yên Bái cho rằng, nguyên nhân chính là cơ hội việc làm sau khi học ĐH của thí sinh không lớn nên nhiều em chuyển hướng, từ bỏ con đường học hành.
Thông tin từ nhiều Sở GD&ĐT cho biết, như mọi năm, các trường nhận được nhiều hồ sơ vẫn thuộc về: Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội; Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội; Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. Chẳng hạn, ở một số tỉnh lượng hồ sơ đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp chiếm áp đảo, như tại tỉnh Thái Bình có tới 2.493 hồ sơ; tỉnh Hà Nam có 1.067 hồ sơ; tỉnh Thanh Hóa có tới 2.721 HS, tỉnh Bắc Ninh có 2.000 hồ sơ...
Bàn về nguyên nhân khiến lượng hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm nay giảm khá nhiều so với năm trước, một số đại diện Sở GD&ĐT đều chung nhận định do năm nay điều kiện kinh tế khó khăn nên trong khi lệ phí thi ĐH, CĐ lại tăng so với năm trước, vì vậy thí sinh cũng cân nhắc, cẩn trọng hơn khi chọn trường dự thi, không có tình trạng thí sinh ảo nhiều.
Ông Võ Tấn Long, đại diện Sở GD&ĐT Hải Phòng nhận xét, nguyên nhân khiến hồ sơ ĐKDT giảm hẳn là do học sinh đã tính kỹ hơn, chọn trường “chuẩn hơn”. Hơn nữa, lệ phí dự thi ngày càng đắt, cơ hội xét tuyển ngày càng nhiều nên không còn hiện tượng thí sinh “rải” hồ sơ khắp nơi như trước.
Còn theo ông Phạm Hữu Bản, Sở GD&ĐT Thái Bình nguyên nhân do sự giảm cơ học số lượng học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, sự định hướng nghề nghiệp cho thí sinh đã có sự bài bản hơn, thí sinh phần nào nhận ra ĐH không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp nên chọn cho mình nhiều hướng đi khác. Hơn nữa, là sự vươn tay của các trường nghề, len lỏi vào các trường THPT để tuyển sinh.
Cũng teo phản ánh của hầu hết các Sở GD&ĐT, lượng hồ sơ ĐKDT vào các trường tuyển sinh riêng rất ít với số lượng không đáng kể, thậm chí nhiều Sở còn không có số liệu thống kê.